TÌM HIỂU VỀ BÁNH ĐA NEM VÀ CÁCH LÀM NEM CUỐN THƠM NGON
Miền Bắc gọi là Bánh Đa Nem còn tại một số tình Miền Trung và Miền Nam thì gọi là Bánh Tráng. Bản chất 2 tên gọi này là chung cho cùng 1 loại bánh. Ở miền Bắc trước đây cũng gọi là bánh tráng do cách làm là bánh được tráng mỏng, đến thời chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải đổi gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh Tráng. Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng của các chúa Trịnh nên tiếp tục gọi loại bánh này là bánh tráng.
Quy trình làm bánh tráng hay bánh đa giống nhau
Nguyên liệu:
Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo, muối và nước. Tùy vào tình trạng thời tiết mà người làm bánh sẽ cho 1 lượng muối vừa đủ để bánh được dẻo và dai.
Cách làm:
Bước 1: Ngâm Gạo
Gạo thường được ngâm qua đêm để hôm sau xay gạo.
Bước 2: Xay gạo
Trước kia khi chưa có máy móc hỗ trợ, thì người dân phải xay bằng tay. Nhưng ngày nay công việc này đã được thay thế bằng máy xay bột, giúp người dân giảm thiểu được rất nhiều công sức.
Bước 3: Tráng Bánh
Gạo sau khi đã xay hòa trộn thêm với muối tạo thành một bột tráng bánh, mỗi gia đình sẽ có một bí quyết riêng để bánh dẻo, dai và không bị giòn khi thời tiết thay đổi, bánh được tráng ra từng phên tre và mang đi phơi.
Bước 4: Phơi Bánh
Để có được những tấm bánh thơm phức thì bánh phải phơi bằng ánh nắng tự nhiên. Tùy vào nhiệt độ ngoài trời và kinh nghiệm thì thời gian phơi ngoài nằng khác nhau, sau khi phơi xong ngoài nắng thì phải đưa vào bóng râm để bánh không bị giòn và vỡ
Bước 5: Bóc Bánh
Bánh sau khi đã khô thì tiến hành bóc bánh, loại bỏ những tấm rách để đảm bảo đến tay người tiêu dung 100% bánh lành.
Bước 6: Cắt Bánh
Bánh sẽ có hình tròn hoặc hình vuông tùy theo yêu cầu của khách hàng, công đoạn này sẽ được thực hiện trên máy cắt.
Ngoài ra, theo truyền thuyết và dã sử, khi nghĩa quân Tây Sơn làm cuộc hành quân thần tốc ra tiêu diệt quân Thanh, giải phóng Thăng Long khỏi sự xâm lược của chúng, vua Quang Trung được một vị tướng giỏi việc hậu cần là Đô đốc Bùi Thị Xuân đảm trách lương thảo.
Bà đã có sáng kiến dùng bánh tráng làm lương khô, vừa ăn vừa hành quân mà mang vác cũng gọn, đã không mất thời gian dừng nấu cơm lại không lộ bí mật. Bánh tráng đem vào đến tận lúc quân ta thắng trận Đống Đa. Nó còn góp vào bữa tiệc khao quân mừng chiến thắng trong Tết khai hạ như lời hứa của Quang Trung khi làm lễ xuất quân.
Có lẽ vì vậy người Hà Nội, rộng ra là người miền Bắc, mới gọi là bánh Đống Đa, lâu dần thành bánh Đa cho gọn.
Cách làm bánh đa nem miền Bắc hay nem cuốn
Bánh đa nem được ưa chuộng bởi nguyên liệu chuẩn bị đơn giản, dễ chế biến. Dưới đây là những nguyên liệu cần thiết khi làm bánh đa nem hay nem cuốn.
Nguyên liệu:
- 2 túi bánh đa nem
- 500 g thịt lạc
- 500 g tôm nõn bóc bỏ
- 2 quả trứng gà
- 2 củ hành tím
- 1 củ cà rốt
- 200 g mộc nhĩ
- 100 g nấm hương
- 200 g miến dong
- Hành hoa, rau mùi ta, dưa chuột, hành tây, cà rốt, ớt tỏi
- Rau xà lách
- Nước mắm, đường, súp, chanh, giấm gạo
Đây hoàn toàn là những nguyên liệu dễ tìm kiếm, bạn có thể mua chúng ở chợ hoặc các siêu thị với mức giá vừa phải.
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch thịt băm nhỏ cùng 1 ít muối, hành tím và tiêu.
- Miến dong, nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở ra rùi băm nhỏ.
Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở các bước trên vào một nồi lớn. Rưới vào nồi một thìa ăn cơm dầu ăn, thêm hạt tiêu, mắm, gia vị, hạt nêm (nên cho nhạt vì khi ăn còn chấm cùng mắm chua ngọt). Đập vào nồi 2-4 quả trứng rồi trộn đều lên để các nguyên liệu quyện vào với nhau.
Bước 3: Trải bánh đa nem ra, dùng tay nhúng vào bia rồi xoa đều quanh mặt chiếc bánh, điều này có tác dụng giúp vỏ bánh được giòn.
Xúc một ít nhân cho vào 1 đầu của chiếc bánh rồi cuốn lại (khi cuốn không nên cuốn chặt quá vì khi rán nem sẽ bị bục).
Bước 4: Đun sôi dầu ăn, cho nem vào rán qua, khi ăn sẽ rán nem lại 1 lần nữa cho chín vàng đều là được (nên rán nem ngập dầu và lửa to sẽ làm nem không bị ngậm quá nhiều dầu ăn).
Mẹo rán nem giòn ngon, vàng rụm
Để rán được những chiếc bánh đa nem ngon, vàng giòn bạn cần lưu ý một số điều sau:
Trước khi rán
– Khi trộn nhân: Cho số lượng trứng vừa đủ để nhân không bị khô hoặc ướt quá. Nếu nhân khô, nem sẽ không ngon và có độ mềm cần thiết của nhân. Nếu nhân ướt quá, khi rán nem cũng dễ bị bục vỏ bên ngoài.
– Cuốn nem không chặt tay: Khi gói nem, bạn lưu ý không cuốn quá chặt tay, điều này sẽ khiến lúc rán nem, nhân bên trong nở ra một chút là bánh sẽ bị rách, nhân sẽ lộ ra ngoài. Chỉ cuốn vừa phải, có thể hơi lỏng tay một chút là được.
– Cho vào tủ lạnh trước khi rán: Nem cuốn xong không mang đi rán ngay mà để ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút để nem chặt, khô và rán rất giòn.
– Nước đường pha loãng phết lên bánh đa nem: Pha một bát nước đường loãng sau đó phết lên các cuộn nem chưa rán sẽ khiến nem có màu vàng ruộm, giòn ngon.
Rán nem
Cách 1: Rán 2 lần: Sau khi cuốn nem xong, bạn có thể tiến hành rán nem làm 2 lần dầu. Lần thứ nhất, làm nóng dầu ở lửa nhỏ rồi cho nem vào rán chín sơ qua, sau đó gắp nem ra để vào giấy thấm dầu. Sau khi rán xong lượt một, chị em có thể thay dầu mới và rán nem cho chín hẳn và vỏ nem sẽ vàng, giòn đẹp mắt.
Cách 2: Rán ngập dầu: Với cách này, rán nem sẽ nhanh chín hơn và và màu vàng ruộm đều ở các mặt của nem. Để đỡ tốn dầu chị em có thể dùng chảo sâu lòng hoặc chảo nhỏ để rán nhé.
Cách 3: Khi cho dầu vào chảo thì cho thêm vài giọt nước cốt chanh, vừa rán không bị bắn mà còn giúp nem rán giòn.
Chúc các bạn ngon miệng nhé!
Hương Quê – Gìn giữ hương vị quê hương
Hotline/Zalo: 0768 67 1188
Fanpage: www.facebook.com/huongque.huongviquehuong
Shopee: www.shopee.vn/huongque.food
Cơ sở sản xuất: Xã Tiến Thịnh – Huyện Mê Linh – TP. Hà Nội
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.